Menu

Thực đơn - Menu


Nhà Sàn VIỆT HOA, quán ăn gần Thành phố Vinh, cung cấp nhiều món Ngon & Lành để các khách hàng lựa chọn cho phù hợp với khẩu vị của mình.

Ngoài ra, Nhà Sàn VIỆT HOA còn cung cấp các thực đơn riêng cho từng suất ăn đặc biệt phục vụ các tour du lịch, liên hoan, sinh nhật,... với giá cả hợp lý nhất.

Vui lòng gọi 0915 689 799 hoặc 0393 580 799 để được phục vụ tốt nhất! 

Dưới đây là các món ăn của Nhà Sàn VIỆT HOA 

Quán ăn - Nhà Sàn VIỆT HOA

Nhà Sàn VIỆT HOA là địa điểm dừng chân lý tưởng cho các lữ khách và cũng là một địa điểm thích hợp để "chém gió", tổ chức Sinh Nhật, Họp mặt Gia đình,...

Là một doanh nghiệp, Nhà sàn VIỆT HOA có hóa đơn đỏ cho khách hàng! 

Nhà Sàn VIỆT HOA nằm bên cạnh Sông Lam thơ mộng, gần Thành phố Vinh, cách cầu Bến Thủy mới 500m và cách Cầu Bến Thủy cũ 1,5Km.




Vào những ngày lễ và mùa du lịch, khách hàng được giảm giá 10% 
Nhà sàn VIỆT HOA với phía trước là Quốc Lộ 1A và phía sau là dòng sông Lam thơ mộng, rất thuận tiện để các lữ khách dừng chân nghỉ ngơi, vừa ăn uống vừa thưởng thức các món ăn ngon từ Dê, Gà Đồi, Lợn Nít, Lươn, Cá sông... và vừa được thưởng thức không gian và khung cảnh đẹp của Sông Lam, Núi Quyết.
 Nhà Sàn VIỆT HOA nhìn từ Quốc Lộ 1A.


Sông Lam nhìn từ bàn ăn của Nhà Sàn VIỆT HOA


Núi Quyết buổi sáng nhìn từ bàn ăn của Nhà Sàn VIỆT HOA


Cảnh hoàng hôn nhìn từ bàn ăn của Nhà Sàn VIỆT HOA


Núi Quyết chập choạng tối nhìn từ bàn ăn tầng 2 của Nhà Sàn VIỆT HOA

Vui lòng gọi 0915 689 799 hoặc 0393 580 799 để được phục vụ tốt nhất! 

Ấn tượng món gà bóp thập cẩm thành Vinh

[NgheAn24h] - Món thịt gà bóp thập cẩm ở thành phố Vinh, Nghệ An được nhiều người tìm đến khi chiều xuống và trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều khách du lịch khi ghé qua đây.


Gà bóp thập cẩm là món ăn lai rai rất thú vị ở thành Vinh 
 
Xứ Nghệ từ lâu nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã làm say lòng người như cháo lươn đồng, hến xào đọt bí, bánh mướt ram…Những món ăn nơi đây đều xuất phát từ bến nước, con sông, cây nhà lá vườn và trở thành các món “đệ nhất khoái” chu du từ bắc chí nam.
Khác hẳn với các món ăn có từ lâu đời đó, gà bóp mới nổi lên ở thành Vinh những năm gần đây nhưng cũng rất “được lòng” mọi người. Tất nhiên, món ăn này cũng được tạo nên từ những nguyên liệu "hương đồng gió nội " sẵn có như con gà quê, măng muối chua, rau húng quế, giá đỗ... Một vài nơi người ta làm món gà bóp với lá rau má cũng rất thi vị.
Gà bóp thập cẩm khiến thực khách xuýt xoa bởi hương vị đậm đà của từng miếng gà luộc ngấm gia vị. Cắn miếng thịt, bạn sẽ cảm nhận được vị chua nhẹ không phải của chanh hay dấm mà chính là những sợi măng muối, vị hơi ngọt của đường và cay nhẹ của tiêu.  

Một vài nơi người ta sử dụng rau má để làm nguyên liệu bóp cùng gà quê 

Không chỉ hương vị của miếng thịt gà quê khiến nhiều người mê mà những loại rau đi kèm cũng hấp dẫn không kém. Giá đỗ, hành tây, măng chua, cà rốt, húng quế, tất cả đều rất giòn và thơm làm người ta ăn hoài mà không chán. Thế nên, chỉ cần một đĩa gà bóp thập cẩm thôi là bạn có thể ngồi lai rai từ đầu đến cuối bữa nhậu mà không sợ… thiếu mồi.
Tôi nhớ tạp chí du lịch Rough Guides của Anh mới đây đã viết: “Món ăn của Việt Nam có nét đặc trưng và rất khó quên. Các món ăn được chế biến dựa trên sự cân bằng của vị chua, cay, mặn, ngọt…”. Món gà bóp thập cẩm này cũng áp dụng triệt để sự cân bằng của “tứ vị” nói trên.

Hội đền Hoàng Mười - Tiếng gọi tâm linh nơi xứ Nghệ

[Theo Dantri] - Năm 2002, đền ông Hoàng Mười được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích Lịch sử, Văn hoá, có hai kỳ lễ hội lớn là Rằm tháng 3 Âm lịch (lễ hội khai điểm) và ngày Lễ hội giỗ ông Hoàng Mười (10/10 Âm lịch).



Đầu đội Lam giang mỏ chầu Đồng trụ
Đền ông Hoàng Mười nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoàng 2 km theo đường chim bay. Được xây dựng năm 1634 (thời hậu Lê), đến thờ các vị phúc thần như Song đồng Ngọc Nữ, thờ ông Nguyễn Duy Lạc (một võ tướng thời Lê, quê ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh), thờ hệ thống đạo Mẫu tứ phủ Liễu Hạnh. Vị thần chính của ngôi đền này là ông Hoàng Mười.
Khi nhắc đến ông Hoàng Mười, không chỉ những người theo đạo Tứ phủ (Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam Thánh mẫu và Đệ tứ khâm sai) mà người dân từ Bắc chí Nam ai cũng ngưỡng mộ và nhiều nơi lập đền thờ vọng Ngài. Tuy nhiên, đền thờ chính của Ngài thì có lẽ vẫn chưa nhiều người biết đến. Trong một bài hát chầu văn có câu "Đền thờ Mỏ Hạc ngã ba Tam Kỳ". Một bài ca dao cũng có đoạn: "Đường về xứ Nghệ nghĩa tình, sông Lam núi Quyết địa linh bao đời, Tam Kỳ Mỏ Hạc là nơi, Đền thờ lăng mộ đời đời khói nhang...". Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Văn Đạt cho biết, từ những câu thơ này, ông đã đi tìm Mỏ Hạc, hình dung Hạc là một sinh vật đẹp, người xưa thường lấy Hạc và Rùa làm biểu tượng âm dương. Tìm đến làng Xuân Am, trước đây gọi là Âm Công (cuối thời nhà Nguyễn thì đổi tên thành xã Yên Pháp, nay là xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) thì thấy quả là nơi có hình tượng đầu một con Hạc đẹp tuyệt vời do những con sông Mộc, sông Vĩnh tạo thành, đầu con Hạc đội Lam giang, mỏ chầu về Đồng Trụ Sơn. Đấy là nơi có đền thờ ông Hoàng Mười linh thiêng, "Mỏ Hạc Linh Từ" là tên chữ của đền, có nghĩa là ngôi đền linh thiêng toạ trên vùng đất có hình "con hạc" mà đền lại nằm ở vị trí phía "mỏ".
Người anh hùng dân tộc
Tương truyền, theo sự phân công của Vua cha là Long thần Bát Hải Đại Vương và đệ nhất thánh Mẫu Thiên Tiên công chúa, ông Hoàng Mười được giao trọng trách trấn thủ Nghệ An về mặt tâm linh, được đặc cách toàn quyền kiểm sát khâm sai ở xứ Nghệ. Quan Hoàng Mười là một người văn võ toàn tài, có công dựng nền thịnh trị, ổn định cuộc sống cho nhân dân quanh vùng. Đặc biệt, ông luôn quan tâm, gần gũi, giúp đỡ những người dân lao động nghèo khó. Tín ngưỡng dân gian cho rằng, ông Hoàng Mười là hoá thân của các vị Lý Nhật Quang, Lê Khôi, Nguyễn Duy Lặc, Nguyễn Duy Nhân và cả Nguyễn Xí. Đó là những nhân vật lịch sử của xứ Nghệ, có nhiều công trạng và lý lịch na ná như ông Hoàng Mười. Truyền thuyết kể rằng ông Hoàng Mười quê ở làng Xuân Am, tổng Yên Đổ, phủ Hưng Nguyên xưa (nay là Hưng Thịnh, Hưng Nguyên, Nghệ An). Ngài là một vị tướng tài có công lớn trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, hy sinh trong trận Âm Công đánh vào thành Lục Niên. Âm Công là một trận nghi binh làm voi giả, chiến thuyền giả. Ngài kéo quân đánh tập hậu, tả xung hữu đột làm cho quân Minh kinh hồn bạt vía. Ngài đã bị thương nặng, chỉ kịp phi ngựa về đến quê nhà thì mất. Triều đình lấy làm thương tiếc nên lấy đất Âm Công - quê hương Ngài để tưởng nhớ công ơn. Nhà Vua ban tặng cho Ngài 4 câu thơ:
"Đế thích long chương khai thái vận,
Thiên sinh thần võ dực hồng đồ,
Sinh bất hư sinh, sinh nghĩa đảm,
Tử thuỷ vô tử, tử trung can"
(Tạm dịch:: Vua tặng sắc phong mừng vận đẹp, Trời sinh tướng giỏi giúp non sông, Sống chẳng sống thừa lòng nghĩa dũng, Chết mà không chết dạ can trường).
Linh hồn của Mỏ hạc linh từ
Ông Hoàng Mười còn được nhân dân xứ Nghệ tôn vinh "Đức thánh minh", là một vị quan nằm trong hệ thống điện thần thờ Mẫu tứ phủ ở Việt Nam (được xếp bậc thứ 10 trong hệ thống đạo Mẫu). Nơi nào trên dải đất Việt Nam có điện thờ Mẫu là nơi đó có tượng hoặc bàn thờ ông Hoàng Mười. Giáo sư - Nhà nghiên cứ văn hoá dân gian Võ Ngọc Khánh nhận xét: "Ông Hoàng Mười là nhân vật huyền thoại nhưng lại gần gũi thân quen và được nhân dân quý trọng, tôn sùng vì ông rất hợp với tâm lý và phong cách xứ Nghệ. Con người đáng trân trọng có chí nam nhi phải là anh hùng ngang dọc, phải có văn võ, có trí, có dũng. Con người phải biết lo lắng cho cuộc sống bình an của dân chúng, phải biết vì dân vì đời. Nhưng con người ấy phải là con người không ham danh lợi, biết yêu thiên nhiên, thích văn chương, yêu phong nguyệt. Hơn thế nữa, nếu là con người xứ Nghệ thì phải rất tình tứ, biết say cái đẹp, biết đến với tình yêu như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ... lại phải có đôi nét phóng khoáng nghịch ngợm của Hồ Xuân Hương. Những đức tính ấy, phong cách ấy trong ngũ vị vương quan, thập vị Hoàng tử, Thập nhị tiên cô đều không có đủ. Vị này có nét này, vị kia có nét kia, song không ai có đầy đủ tất cả như ông Hoàng Mười". Do đó, ông Hoàng Mười là vị thần được thờ chính, là linh hồn của Mỏ Hạc Linh Từ.
Ông Trương Văn Thái, Trưởng Ban quản lý di tích đền ông Hoàng Mười cho biết: "Di tích đền ông Hoàng Mười còn có giá trị địa lý, cảnh quan lý tưởng, rất hấp dẫn du khách, thuận tiện giao thông và thuận lợi cho phát triển du lịch tâm linh. Di tích toạ lạc trên vùng đắc địa, rất "sơn thuỷ hữu tình". Phía sau là núi Dũng Quyết làm chỗ dựa vững chắc, phía trước là dòng Lam, dòng Mộc, dòng sông Vĩnh uốn lượn. Đền lại nằm giữa một cánh đồng lúa bát ngát, biệt lập với làng mạc nên không khí hài hoà, trong lành, tĩnh lặng. Thật sự là nơi: "Thánh nhân nghe được sự tâu bày của chúng sinh nhiều hơn trong không gian êm ả tụ linh này".
Cách đền không xa về phía Đông Bắc là quần thể di tích về Phượng Hoàng - Trung Đô, nơi xưa kia vua Quang Trung chọn làm nơi đóng đô. Tất cả đã hợp thành một bức tranh sinh động, có núi, có sông, đồng ruộng, làng mạc, mà điểm sáng là ngôi đền linh thiêng thờ ông Hoàng Mười.

Lễ hội Chùa Hương Tích



[Theo Cinet] - Đã thành thông lệ, hàng năm cứ đến ngày 10 tháng Giêng (âm lịch), tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, du khách và bà con nơi đây lại nô nức trẩy hội Chùa Hương Tích.
Chùa Hương Tích toạ lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc. Theo truyền thuyết, chùa là nơi thờ công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương nước Sở, (khá giống với truyền thuyết chùa Hương Hà Tây).
Căn cứ vào một số tư liệu cổ còn để lại, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Hương Hà Tĩnh có từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần.
Để lên tới đỉnh chùa Hương Tích, du khách phải đi thuyền qua lòng hồ Nhà Đường chừng 2 cây số, sau đó vượt thêm 2 cây số đường rừng rợp bóng thông trúc và nhấp nhô đá suối.
Lên chùa, du khách có cơ hội thưởng ngoạn rất nhiều cảnh sắc kỳ thú của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Có động Tiên Nữ 36 cửa ra vào, am Phun Mây, khe Tiên Tắm, bàn cờ Tiên…Nếu như động Hương Tích ở Hà Tây được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động” thì phong cảnh chùa Hưng ở Hà Tĩnh được người xưa phong tặng là “Hoan Châu đệ nhất danh thắng”.

Chùa Hương ở Hà Tĩnh đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… cùng nhiều du khách thập phương khác. Quanh năm suốt tháng, chùa được đón du khách đạo hữu lên dâng hương, vãn cảnh. Vào mùa lễ hội (tháng giêng, tháng hai âm lịch) và mùa lễ vu lan (tháng bảy âm lịch), có hàng vạn du khách trẩy hội về ngôi chùa linh thiêng này.

Trước ngày hội chính, từ ngày mùng 4 đến 9 Tết mỗi ngày có hàng nghìn lượt người từ khắp các địa phương và việt kiều về chùa Hương Tích để hành hương vãn cảnh, trẩy hội, dâng hương, hoa, dâng lễ cầu nguyện cho một năm mới quốc thái, dân an, gia đình an lành, làm ăn gặp nhiều may mắn.

Du khách ngoài hành hương vãn cảnh, trẩy hội, còn được tham dự rất nhiều hoạt động văn hoá thú vị, có ý nghĩa như: kéo co, vật, bóng chuyền, giao lưu văn hoá văn nghệ với địa phương…, và đặc biệt là được tham quan triển lãm những hiện vật cổ vừa được khai quật từ di tích nền Trang Vương. 

Hiện khi du khách đi lễ hội, vãn cảnh chùa đã có hệ thống cabin - cáp treo. Vì vậy thời gian một lượt đi từ Miếu Cô đến chùa Hương Tích và ngược lại bây giờ chỉ mất khoảng 4 phút.

Lễ hội Chùa Chân Tiên



[Theo Cinet] - Theo truyền thống, vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh cùng các cấp chính quyền lại tổ chức lễ hội chùa Chân Tiên, tại chùa Chân Tiên - xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà.
Từ thành phố Vinh, theo quốc lộ 1A về phía Nam đến thị trấn Nghèn tại km số 31 rẽ hướng Đông theo đường Liên Hương 18km sẽ đến chùa Chân Tiên. Chân Tiên là một ngôi chùa khá đẹp trên núi Tiên Am, nằm cuối dãy Ngàn Hống, sát biển Đông. Đứng trên chùa nhìn xuống là những rừng thông xanh trùng điệp. Đi về bốn phía xung quanh chùa Chân Tiên, du khách sẽ được thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp và chứng tích gắn với những truyền thuyết, huyền thoại hấp dẫn như: cây đa nơi Thái thượng lão quân nghỉ mát, dấu chân Tiên, chùa Vồn Sơn thờ Phật Tổ, bàn cờ tiên, nền Sơn Tinh, nền Hoàng Thạch, bàu tiên v.v…Tất cả những di tích và dấu tích này đã góp phần làm cho mảnh đất Thịnh Lộc trở thành một trong những địa điểm du lịch lý tưởng.
Chùa Chân Tiên được xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ 13). Trong quá trình biến thiên của lịch sử, chùa đã được tu sửa 3 lần. Đây là công trình có kiến trúc hài hòa, gồm hai nhà: nhà bên trái (chùa thứ nhất) và nhà bên phải (chùa thứ hai).
Nhà bên trái thờ Phật Tổ, được xây dựng bằng vôi vữa theo kiến trúc tứ trụ, có 3 gian, xung quanh có tường bao bọc. Chùa được lợp ngói vảy, hai bên hiên chùa thờ hai vị: quan Văn (bên trái) và quan Võ (bên phải). Trước cửa có 4 câu đối: 
“Tùng sơn địa thắng lưu tiên tích
 Hồ Thủy Thiên Quang ánh phật đường
 Sa môn bất tử đường như dẫn 
 Thạch thất do tuyên Hán dĩ lai” 
Nhà bên phải thờ Thánh Mẫu bao gồm các công trình như nhà Thượng điện, kiệu Long đình và nhà Bái đường với diện tích 56m2… Các công trình này đều được trang trí hoa văn, họa tiết khá tinh xảo như hình rồng, hình mặt trăng, hoa lá v.v...
Trong chùa Chân Tiên hiện nay còn lưu giữ một số hiện vật thờ tự quý hiếm như: các pho tượng Phật, lư hương, trống, hương án, cờ Phật… Không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, chùa Chân Tiên còn là một di tích lịch sử cách mạng. Chùa Chân Tiên được mệnh danh “Am tiên đệ nhất danh lam” được công nhận Di tích lịch sử quốc gia năm 1992.
Lễ hội chùa Chân Tiên thu hút các đại đức, tăng ni, Phật tử và đông đảo du khách thập phương về dâng hương, cầu Phật.
Tại Lễ hội diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian như: bóng chuyền bãi biển, đua thuyền và vật cổ truyền, đi cà kheo...

Lễ hội rước sắc phong Vua Hàm Nghi



[Theo Cinet] - Lễ hội rước sắc phong Vua Hàm Nghi diễn ra vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm là lễ hội truyền thống của người dân Hương Khê và là một nét văn hoá tâm linh tiêu biểu có một không hai ở miền Trung trong những ngày đầu năm.
Trước đây, Lễ hội diễn ra hai năm một lần, từ năm 2010 trở đi, Lễ hội diễn ra một năm một lần.tại xã Phú Gia - nơi vào năm Ất Dậu 1885 - Vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần vương, đắp luỹ, xây thành Sơn Phòng, chiêu binh, tuyển tướng bảo vệ dinh luỹ; đánh chặn giặc từ Tuyên Hoá - Quảng Bình ra và trấn an Quân đội, phòng đánh giặc từ Bắc ải tấn vào.
Tương truyền sau khi vua từ bỏ ngai vàng, từ biệt Mẫu Hậu cùng với quân thần yêu nước bôn tẩu ra Hà Tĩnh, đến xã Phú Gia. Vua cùng đoàn ngự bôn với vị chủ tướng Tôn Thất Thuyết hoạt động ở đây được 3 tháng 10 ngày, ra hịch Cần Vương cứu nước, đã tổ chức phá kho thóc của Nhật Tổng Chu Lễ phát cho dân.
Trước sự  tấn công quyết liệt của giặc Pháp vua buộc phải rời khỏi thành Sơn Phòng. Lúc rời thành, Vua sai Tôn Thất Thuyết vào tạ lễ cho đền Đức Thánh Mẫu hai con voi bằng vàng nặng 0,54kg, ban hai đạo sắc (mang tên: Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm kiêm lục quốc thanh nghi anh linh thượng thượng, đẳng tối linh thiên thần. Đô thống chế hung thắng Đại vương người trấn ải biên cương), các thanh bảo kiếm, áo Hoàng bào của Vua, nghê vàng, lục lạc bằng đồng đen.
Hiện nay, các ẩn tích đó vẫn được lưu giữ nguyên vẹn tại nhà các cố đạo và quần thể khu lịch sử Thành Sơn Phòng Hàm Nghi, đền Công Đồng Hội Sở, đền Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm tại xã Phú Gia, đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Quốc Gia và đầu tư trùng tu, xây dựng lại.
Cứ đến ngày 07 tháng giêng các báu vật của Vua Hàm Nghi đều được rước từ nhà cố đạo cũ tới nhà cố đạo mới để lưu giữ, bảo quản. Trước khi được rước tới nhà cố đạo mới phải rước qua đền Công Đồng Hội Sở, thành Sơn Phòng thờ vua Hàm Nghi để làm lễ và đền Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm để cúng vái tạ ơn người với hàm ý để rước sắc phong vua  nhân dịp đầu năm mới, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, hai vụ chiêm mùa  ruộng đồng bội thu.
Người giữ báu vật của nhà Vua được xét tuyển qua Lễ Hạ Nguyên vào tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) trên nhiều mặt từ đạo đức, năng lực thờ phụng, kiến thức văn hoá dân tộc, khi xin keo trước Bàn thờ Vua phải được quẻ.
Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân tham gia. Hai bên lề đường nơi đoàn rước đi qua nhiều người dân đã tự nguyện trình bày trầu cau, rượu, bánh kẹo và thắp hương để nghênh đón, mời những người đi trong đoàn thưởng thức lộc đầu xuân. Đó là một nét văn hóa độc đảo đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây.